Bún nưa bao nhiêu calo và có tốt không?

Bún nưa bao nhiêu calo và có tốt không?

Bún nưa là một cái tên mới lạ trong làng ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên, bún nưa đã nổi tiếng trên toàn thế giới là một thực phẩm hỗ trợ chế độ ăn lành mạnh.

Bún nưa, hay còn gọi là bún Shirataki, là một loại bún được làm từ củ nưa mọc dưới rễ cây khoai nưa.
Bún nưa - Shirataki noodles là gì?

Bún nưa được biết đến là một thực phẩm hỗ trợ rất tốt cho quá trình giảm cân, ăn kiêng vì chúng chứa hàm lượng calories rất thấp, với 112gr bún nưa chỉ có 10 calories trong khẩu phần ăn.

Bên cạnh đó, trong 112gr bún nưa, thành phần dinh dưỡng lần lượt là:

  • Carbs: 3gr
  • Chất béo: 0gr
  • Natri: 0 gr
  • Chất xơ: 3 gr
  • Chất đạm: 0 gr
  • Vitamin và khoáng chất: 0gr
  • Bún nưa bao nhiêu calo?
  • Carbs

    Trong mỗi khẩu phần bún nưa, lượng carbs chủ yếu đến từ chất xơ (fiber) hòa tan tên là glucomanan.

    Chất béo

    Bún nưa không có chất béo tự nhiên.

    Chất đạm (Protein)

    Bún nưa không chứa bất kỳ chất đạm nào. Vì vậy, một số nhà sản xuất có cung cấp bún nưa làm từ đậu phụ để bạn cung cấp thêm một ít chất đạm cho cơ thể.

    Vitamin và khoáng chất

    Ngoài một lượng nhỏ canxi (20mg cho mỗi khẩu phần 112gr), bún nưa không cung cấp nhiều vi lượng khác.


  • Ăn bún nưa có tốt không?

    Có nhiều chất xơ nhớt

    Bún nưa hầu như không có calories, chất béo, đường hay protein. Chúng là thực phẩm thuần chay và bất kỳ lợi ích sức khỏe nào của bún nưa là do chất xơ nhớt glucomannan trong chúng.

    Chất xơ glucomannan trong bún nưa có độ nhớt cao, có thể hấp thụ nước để tạo thành gel.

    Chất xơ nhớt này có tác dụng nuôi dưỡng vi khuẩn sống trong ruột, các vi khuẩn này sau đó sẽ lên men và tạo thành các axit amin giúp tăng cường miễn dịch.

  • Có thể làm giảm lượng đường trong máu và mức insulin

    Với tác dụng làm chậm quá trình rỗng của dạ dày, chất glucomannan còn giúp người sử dụng thực phẩm ngăn chặn lượng đường trong máu và insulin tăng đột biến sau bữa ăn.

    Cụ thể là, chất xơ nhớt glucomannan làm giảm thiểu khả năng hấp thụ đường của người ăn, phòng tránh các nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì như tim mạch, máu nhiễm mỡ, tăng đường huyết,...

  • Làm giảm lượng cholesterol

    Các nghiên cứu cho thấy glucomannan có thể giúp giảm mức cholesterol LDL và chất béo trung tính xấu, nhờ vào cơ chế tăng lượng cholesterol bài tiết trong phân để ít được tái hấp thu vào máu của bạn.